Sự nghiệp Bùi Kim Quy

  • Bùi Kim Quy bén duyên với nghề biên kịch nhưng nghiệp đạo diễn lại chọn mình nên 4 năm học tại trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội ngoài thời gian học chính quy cho biên kịch thì cô đạ dành hết thời gian còn lại để chuyên vào học làm đạo diễn. Suốt 4 năm học cô đã làm đạo diễn nhiều phim ngắn tại trường. Cái đệm là phim ngắn đầu tiên của cô viết kịch bản và làm đạo diễn, phim do Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh – Hội điện ảnh Việt Nam (TPD) tài trợ. Với "Cái đệm" của Bùi Kim Quy do chính cô biên kịch và đạo diễn đã xuất sắc Giải nhất Liên hoan phim ngắn toàn quốc – Cánh diều vàng 2003. Đây là phim ngắn đầu tiên được phát sóng trên sóng truyền hình VTV của đạo diễn Bùi Kim Quy. Khi được hỏi về phim của mình đạo diễn chia sẻ:
Với Cái đệm, tôi tạm hài lòng với tác phẩm này. Bây giờ mỗi khi xem lại nó, tôi tự hỏi sao mình lại viết được như vậy, tôi cũng buồn cười trước cái ngô nghê, cái hồn nhiên ở trong bộ phim. Đến nay, Cái đệm vẫn là bộ phim chiếm tình cảm đặc biệt nhất của tôi.
— Đạo diễn Bùi Kim Quy
  • Sau thành công của phim đầu tay, Đạo diễn Bùi Kim Quy tiếp tục đảm nhận vị trí Đạo diễn và Biên kịch cho phim "Đã qua giao thừa" phim Nhựa 35mm do Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh – Hội điện ảnh Việt Nam sản xuất.
  • 2006 cũng với vai trò Đạo diễn và Biên kịch Bùi Kim Quy bắt tay vào làm hàng loạt các dự án họp tác quốc tế: Sao ban ngày không có mặt trăng (Uỷ ban y tế Hà Lan tại Việt Nam), Giấc mơ thiên thần, (Anker Ehad (Ford Foundation)), Khung trời ảo vọng (Anker Ehad (Ford Foundation)).
  • 2011 Bùi Kim Quy trải nghiệm ở vị trí biên kịch của những phim ăn khách và nổi tiếng như Cưới ngay kẻo lỡ, Lời nguyền huyết ngải, Cha cõng con, Ngủ mơ...đầu tiên cũng là trải nghiệm quan trọng nhất đã khiến cô bị sốc trong những năm tháng đầu đời của nghề là: Người biên kịch không được các đạo diễn xem trọng. Có vài đạo diễn Bùi Kim Quy tham gia viết kịch bản cùng, họ chỉ xem biên kịch như người giúp việc có mặt trong êkíp. Khi đạo diễn cầm kịch bản cuối cùng thì họ mặc nhiên phủ nhận vị trí của người biên kịch, người đã độc lập hoặc đồng hành trong quá trình sáng tác với họ. Đối với họ lúc đó thì kịch bản là của đạo diễn, bộ phim là của đạo diễn. Mà như cô được dạy thì kịch bản của nhà biên kịch, bộ phim mới là của đạo diễn.  
Bây giờ tất cả những kịch bản tôi viết chuẩn bị làm phim, chưa làm phim, phác thảo kịch bản tôi đều uỷ thác cho văn phòng luật sư. Họ cử luật sư đại diện đảm bảo mặt bản quyền cho người sáng tác như tôi. Với tôi, đây là cách nhẹ đầu nhất để mình thảnh thơi nghĩ về những gì sẽ viết thay vì cứ âm u mãi mấy trò đời chẳng đâu vào đâu cả. Tôi cho rằng các biên kịch khác nên làm theo cách này, số tiền phải trả cho luật sư thật sự rất nhỏ bé so với những gì họ sẽ làm giúp mình. Với vai trò đạo diễn tôi từng làm một số phim ngắn. Người truyền giống là bộ phim điện ảnh 90 phút đầu tiên tôi làm đạo diễn. Nhưng tôi không muốn nói mình là đạo diễn và ngại khi ai đó gọi tôi là đạo diễn. Hãy gọi tôi là biên kịch làm phi“Người truyền giống” không phải là kịch bản điện ảnh đầu tiên nhưng là phim điện ảnh đầu tiên tôi làm đạo diễn.
— Đạo diễn Bùi Kim Quy

Với tâm huyết và lòng yêu nghề Bùi Kim Quy muốn chia sẻ những hiểu biết của mình với các thế hệ kế thừa. Nhưng Bùi Kim Quy lại cho rằng chính cô nhiều khi mới là người học hỏi ở các bạn trẻ hiện nay. Bùi Kim Quy xem đây là duyên trời cho mình với việc làm phim, biên kịch, đi dạy, ba công việc này chính là sự cân bằng của mình.

Viết kịch bản rồi cân bằng với công việc đạo diễn. Khi làm phim mệt quá rồi thì cân bằng bằng cách đi dạy thôi.
— Đạo diễn Bùi Kim Quy

Ngoài ra, Bùi Kim Quy viết, biên tập kịch bản phim truyền hình chiếu trên các kênh truyền hình Việt Nam và giảng dạy tại Trường đại học sân khấu điện ảnh.[3][4]